3 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin D cho trẻ

Cho con dùng vitamin D có lẽ không còn là điều xa lạ với mỗi bà mẹ, mà đôi khi đã trở thành một trào lưu, một thói quen khi con vừa mới ra đời. Vậy mẹ đã biết việc bổ sung vitamin D như thế nào mới là hợp lý? Bổ sung loại nào? Vào thời điểm nào và trong bao lâu? Nếu vẫn còn lúng túng với những câu hỏi trên thì mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

Vitamin D được biết đến với vai trò chuyển hoá hoặc là chất xúc tác để tạo thành các tinh thể canxi có trong xương. Chúng giúp xương trở nên chắc khoẻ, cấu tạo chắc đặc biệt là đối với trẻ em khi khung xương còn yếu, chưa phát triển một cách toàn diện thì việc cung cấp vitamin D để chuyển hoá canxi là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, vitamin D còn có vai trò phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ, căn bệnh này khá phổ biến đối với trẻ em.
Khi nào cần bổ sung vitamin D cho trẻ?

Tất nhiên, chỉ khi trẻ thiếu thì mới nên bổ sung. Vậy dấu hiệu nào cảnh báo với mẹ là con đang thiếu Vitamin D. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết:

Còi xương là dấu hiệu rõ cho thấy trẻ thiếu Vitamin D

Dấu hiệu sớm: Các dấu hiệu của hệ thần kinh.

– Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích.

– Ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh (mồ hôi trộm).

– Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm).

– Trẻ thường chậm phát triển thể lực, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo), da xanh, lách to.

Dấu hiệu muộn: Các dấu hiệu ở xương. Các biểu hiện rối loạn ở xương có thể xuất hiện ở những xương khác nhau, tuỳ theo tuổi của trẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

– Chậm mọc răng và răng mọc không cân đối, chậm biết lẫy, bò, đi…

– Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp.

– Biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm, ấn lõm, trở lại bình thường khi nhấc tay ra (dấu hiệu quả bóng bàn), đầu bẹt.

– Bướu xương sọ, thường ở vùng trán, vùng đỉnh.

– Đầu xương cổ tay to, phì đại thành “vòng cổ tay”.

– Chuỗi xương sườn và biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống.

– Có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Còi xương là bệnh tiên phát ở trẻ nhỏ sẽ nhìn thấy cẳng chân bị biến dạng và chậm phát triển thể lực. Biến dạng xương ở thời kỳ thơ ấu có thể để lại di chứng cho thời kỳ trưởng thành, xương sống có thể bị gù, vẹo, hẹp khung chậu.

Bổ sung vitamin D như thế nào là đúng

Không giống với các loại vitamin khác, vitamin D có rất ít trong thực phẩm, vì thế chế độ ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin cho trẻ được. Nguồn vitamin D chủ yếu là nội sinh, tức là cơ thể tự tổng hợp dưới tác dụng của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.

Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, điều quan trọng nhất là cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 20 – 30 phút vào buổi sáng là tốt nhất (trước 9 giờ), trường hợp không có điều kiện để tắm nắng như sinh vào mùa đông hoặc nhà ở chật chội… thì phải cho trẻ uống vitamin D từ khi sinh ra sau 1 tuần, thời gian uống đến 2 tuổi, còn khi trẻ đã lớn, chơi được ngoài trời nhiều hơn hoặc không có biểu hiện của bệnh còi xương thì cũng không cần phải uống nữa. Tuy nhiên, sau 2 tuổi nếu trẻ vẫn có các dấu hiệu của thiếu canxi như ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, đau nhức các xương dài… thì vẫn phải cho uống, thậm chí đến tuổi vị thành niên, tuổi tiền dậy các cháu phát triển chiều cao nhanh lại càng cần phải bổ sung vitamin D và canxi. Ngay cả người lớn cũng vậy, nếu không ra nắng thường xuyên cũng vẫn cần bổ sung vitamin D, người già lại càng cần phải bổ sung vitamin D để phòng và điều trị bệnh loãng xương.

Nên sử dụng loại Vitamin D nào cho con

Thông thường, với trẻ sơ sinh, loại Vitamin D mẹ nên dùng cho con là dạng nhỏ giọt như Aquadetrim, Sterogyl…

Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng vitamin D nhỏ giọt như Aquadetrim, Sterogyl

Đối với những trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở đi, ngoài cách sử dụng Vitamin D nhỏ giọt, mẹ có tham khảo thêm một số chế phẩm có sự kết hợp giữa :” Canxi tự nhiên, vitamin D, MK7” – đây được xem là công thức vàng giúp hấp thu canxi tối đa, phòng tránh tình trạng còi xương ở trẻ.

Tuy nhiên, thời gian uống, liều lượng uống như thế nào phụ thuộc vào từng trẻ, các bà mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn liều lượng phù hợp.

Mọi thắc mắc gửi vào hòm thư: https://m.me/SoMeVaBe hoặc liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 08 8920 1098

Bài viết hay! Bấm "Chia sẻ" cho bạn bè:
  •  
  •  
  •  
Diễn đàn hỏi đáp
banner hỏi đáp chuyên gia nuoiconkhahoc.vn