Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ về ăn dặm

Mẹ bắt đầu cho con ăn dặm hay thậm chí những mẹ đã trải nghiệm vài ba tháng rồi vẫn còn rất nhiều băn khoăn trong công việc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp một cách rõ ràng nhất những thắc mắc mà mẹ hay gặp phải.

Có nên luộc mía để nấu cháo?

Thực tế nước mía rất tốt cho sức khỏe, và mẹ có thể dùng nước mía để nấu cháo cho con. Tuy nhiên,việc sử dụng nhiều sẽ dẫn đến thói quen bé thích ăn vị ngọt, điều này hoàn toàn không tốt. Bên cạnh đó còn có thể dẫn đến vấn đề thừa đường. Chính vì vậy, chỉ thỉnh thoảng mẹ mới nên đổi bữa cho con.

Dùng nước xương hầm để nấu cháo cho nhiều canxi?

Thành phần chủ yếu của xương ống là tủy sống chứa rất nhiều chất béo động vật. Loại chất béo này khó tiêu, khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn… Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phân sống…Tất nhiên không phải là kiêng tuyệt đối nhưng mẹ đừng nên lạm dụng cho con ăn thường xuyên.

Xay bột gạo cùng các loại hạt để nấu cháo có nên không?

Việc cho trẻ ăn bột xay cùng các loại hạt (đậu xanh, đậu đen, hạt sen) sẽ gây ra nhiều bất lợi cho trẻ nhỏ. Các loại hạt trên năng lượng đều rất thấp và gây ra tình trạng khó tiêu. Chế độ ăn thiếu năng lượng khó có thể giúp cho trẻ có thể tăng cân. Bột gạo có trộn đậu xanh, đậu đen, hạt sen còn nhiều phytat hạn chế hấp thu vi chất khiến trẻ dễ bị thấp còi.

Có nên nghiền đồ ăn quá nhuyễn 

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.

Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày cho tiện?

Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày sẽ làm con thấy chán ăn.Thay vào đó, các mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

Cho gia vị vào cháo ăn dặm có được không?

Cho gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào đồ ăn của trẻ là sai lầm bởi điều này không cần thiết.

Hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, nhất là thận. Nếu nêm muối hoặc nước mắm vào cháo/bột, bộ phận này của trẻ không thể chuyển hóa được. Chúng sẽ làm tổn thương thận, thậm chí não của đứa trẻ.

Cho trẻ ăn bột ngọt hay mặn?

Đầu tiên, các mẹ sẽ cho con ăn bột ăn dặm ngọt trong vòng từ 2-4 tuần. Mẹ chỉ cho bé ăn các loại bột ngọt như là bột gạo, bột yến mạch, cháo kết hợp với các loại rau củ quả xay nhuyễn và không nêm da vị. Sau 1 tháng thì mới chuyển sang nấu vị mặn cho bé ăn.

Trẻ mấy tháng thì ăn được sữa chua?

Cho tới khi 6 tháng tuổi, trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) nên không cần ăn thêm sữa chua. Khi chưa vào vào thời điểm ăn dặm, đường ruột của bé cũng chưa hoàn thiện và khó tiêu hóa được bất kỳ thực phẩm bào ngoài sữa.

Với những bé đòi ăn sớm, từ 4 tháng tuổi mẹ có thể cho bé làm quen với sữa chua nhưng bắt buộc sữa đó phải được làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng. Các loại sữa chua ngoài thị trường làm từ các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi… thì trẻ từ 6 tháng trở lên mới ăn được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất, trẻ từ 7-8 tháng mới nên ăn sữa chua.

Cho trẻ ăn ngày mấy bữa?

Khi bắt đầu tập trẻ ăn dặm,mẹ có thể pha loãng cho trẻ 1 muỗng bột, ăn 1 cữ 1 ngày. Sau đó nếu bé không bị táo bón thì có thể pha đặc hơn 1 chút. Từ từ nếu bé thích nghi tốt, ăn được thì có thể tăng lên 2 cữ 1 ngày. Ăn theo nhu cầu của bé.

Mọi thắc mắc gửi vào hòm thư: https://m.me/SoMeVaBe hoặc liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 08 8920 1098

Bài viết hay! Bấm "Chia sẻ" cho bạn bè:
  •  
  •  
  •  
Diễn đàn hỏi đáp
banner hỏi đáp chuyên gia nuoiconkhahoc.vn