Mẹ nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

Có rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết liệu có phải mình chăm con không “mát tay” hay sao mà con lười ăn, hay ốm vặt và nhiều vấn đề khác nữa? Vậy thì hãy lắng nghe cơ thể con mẹ nhé, có thể con đang thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm.

Kẽm có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh và miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời. Nếu thiếu kẽm sẽ tác động tiêu cực tới việc phát triển chiều cao, thể chất và hệ miễn dịch của trẻ.

Thiếu kẽm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ

Trẻ thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện gì

Biếng ăn: Đây là dấu hiệu rõ nhất khi trẻ thiếu kẽm.  Việc này ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Về lâu dài, trẻ sẽ biếng ăn, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm tăng trưởng chiều cao .

Hay ốm vặt: Kẽm là vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Bởi vậy, việc thiếu kẽm chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn, vết thương khó lành, đồng thời có những tổn thương trên da, mắt dẫn đến các bệnh lý viêm trên các bộ phận này.

Rối loạn tiêu hóa – chuyển hóa: Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng chậm tiêu, táo bón nhẹ, lâu dần sẽ dẫn tới các bệnh lý dạ dày-ruột.

Rối loạn tâm- thần kinh: biểu hiện qua việc rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, trẻ có biểu hiện ngủ hay giật mình, trằn trọc, ra mồ hôi trộm và hay cáu gắt…

70% trẻ em Việt Nam thiếu kẽm- vì sao vậy?

Theo các chuyên gia,bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng của bữa ăn kém, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật. Riêng đối với trẻ thường hay biếng ăn, hơn nữa, khẩu phần ăn của trẻ không phong phú, hơn nữa, do cách chế biến thức ăn không hợp lý làm làm mất hàm lượng kẽm trong thức ăn.

Ngoài ra, trẻ cũng hay mắc các bệnh nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…) phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm…

Bổ sung kẽm đúng cách như thế nào

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 2.8mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 3-6 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 4,1– 12 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Để bổ sung kẽm đúng, với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.

Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung . Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với các acid amin như Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, các bà mẹ thông thái phải luôn cập nhật các thông tin để nhận biết nhanh các dấu hiệu thiếu vi chất dinh dưỡng và kịp thời bổ sung để trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh.

Mọi thắc mắc gửi vào hòm thư: https://m.me/SoMeVaBe hoặc liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 08 8920 1098

Bài viết hay! Bấm "Chia sẻ" cho bạn bè:
  •  
  •  
  •  
Diễn đàn hỏi đáp
banner hỏi đáp chuyên gia nuoiconkhahoc.vn