Việc gì phải kiêng tắm cho con khi ốm, sốt! Lời khuyên của bác sĩ khiến mẹ ngớ người!

Khi trẻ ốm với triệu chứng ho, sổ mũi hay bị sốt nhiều cha mẹ thường không có thói quen không tắm suốt thời gian dài vì nghĩ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, điều này mới chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lâu khỏi bệnh.

Không tắm khi ốm càng khiến trẻ mệt mỏi

Khi trẻ bị ốm, nhiều bậc phụ huynh cho rằng cần tránh tắm cho trẻ. Thậm chí nhiều người cho con đi tiêm phòng xong cũng “kiêng nước kiêng gió” vài ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), Trưởng khoa Nhi, sự kiêng cữ đó là không cần thiết, thậm chí không tốt.

Bởi da không chỉ bao bọc cơ thể mà còn có chức năng bài tiết, các chất độc cũng thải một phần qua da. Vì thế, làn da luôn cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đối với trẻ nhũ nhi, điều này càng quan trọng vì da trẻ còn non, sức đề kháng lại chưa hoàn chỉnh nên rất dễ viêm nhiễm. Nếu kiêng tắm, trẻ ngứa ngáy khó chịu sẽ dễ nổi mẩn, hăm, hoặc gãi gây trầy xước và viêm da.

Sự ngứa ngáy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn. Bác sĩ Nhi cũng cho biết, việc tắm đúng cách không hề tác động xấu đến sức khỏe của trẻ đang ốm, lại càng không ảnh hưởng gì đến những trẻ mới tiêm phòng. Tại khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn, nhân viên y tế vẫn tắm cho các bệnh nhân, thậm chí bị bệnh nặng. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, các em bé đang thở máy cũng được y bác sĩ tắm. Y khoa cho rằng chỉ cấm tắm trong trường hợp bệnh nhân bị choáng hoặc đa chấn thương, cần cố định cơ thể.

Ở Nhật Bản, bé đang thở máy vẫn được các y tá tắm

Vẫn tắm – nhưng phải bảo đảm an toàn

Trên thực tế, việc lo lắng này của mẹ cũng không phải là sai nhưng đó là khi mẹ tắm cho con ở trong phòng không kín gió, để hơi lạnh bay vào bên trong, khi để bé ngâm người quá lâu ở trong nước hoặc khi cho bé tắm với nước không đủ ấm. Còn khi mẹ đảm bảo phòng kín và tắm với nước đủ ấm thì ngược lại, sẽ rất tốt cho tình trạng hiện tại của bé. Nước ấm giúp trẻ được thư giãn, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn và sạch sẽ hơn.

Như vậy, mẹ có thể thấy là dù bé có bị cảm cúm, viêm họng,ho, cảm lạnh …thì mẹ vẫn có thể cho bé đi tắm mỗi ngày. Khi tắm cho con, mẹ nên làm theo cách sau để có thể tắm cho bé đúng cách mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

– Trước khi tắm cho bé, mẹ có thể mở nước ấm hoặc hơi nóng để chảy hoặc phụt hoa sen một lúc giúp tăng nhiệt độ phòng lên, giúp bé ấm lên.

– Nước tắm phải đảm bảo đủ ấm và phải đóng kín cửa: pha nước tắm thấp hơn nhiệt độ của bé 2 độ. Ví dụ khi bé sốt 39 độ C thì mẹ pha nước với nhiệt độ 37 độ C

– Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm ho chỉ nên từ 5- 10 phút.

– Sau đó, mẹ cho ra khỏi nước ngay và lau người bé thật khô

– Khi tắm xong thì hạn chế ra ngoài trời ngay nếu đang lạnh, tránh ngồi ngay quạt khi vừa tắm xong.

Mọi thắc mắc gửi vào hòm thư: https://m.me/SoMeVaBe hoặc liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 08 8920 1098

Bài viết hay! Bấm "Chia sẻ" cho bạn bè:
  •  
  •  
  •  
Diễn đàn hỏi đáp
banner hỏi đáp chuyên gia nuoiconkhahoc.vn