Tại sao trẻ về đêm lại ho nhiều? Mẹ có nên cho con dùng thuốc ngay?

Trẻ chơi ngoan ban ngày, nhưng cứ về đêm lại ho nhiều, thậm chí còn nôn trớ. Rất nhiều mẹ đang thấy mệt mỏi với tình trạng này của con. Hãy đọc bài viết dưới đây để không còn hoang mang và biết cách chăm sóc bé khoa học hơn nhé!

Con hay ho về đêm, mẹ có biết nguyên nhân tại sao?

Không hiếm trường hợp trẻ chơi ngoan ban ngày nhưng đến đêm thì ho nhiều. Tâm lý của các mẹ là sốt ruột và tìm các loại thuốc có thể chặn đứng cơn ho, thậm chí cho trẻ liên tục dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Có thể mẹ không biết, nhiều cơn ho lại có lợi cho bệnh lý của trẻ, giúp tống ra ngoài dịch nhầy, đờm… để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Những trẻ về đêm có thể nôn 2 – 3 lần nhưng nôn xong vẫn tiếp tục ngủ, không quấy khóc hay nóng sốt, bố mẹ không cần quá lo lắng. Nếu tình trạng ho kéo dài, ho cả ngày và đêm thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Mách mẹ cách giải mã tiếng ho của trẻ

Trẻ bị ho có thể kèm nôn trớ
Trẻ bị ho có thể kèm nôn trớ

Ho khan

Đây là tình trạng ho không có đờm – dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm họng, ngạt mũi. Triệu chứng ho khan không phải là biểu hiện của bệnh viêm phổi hay viêm phế quản. Khi ho nhiều trẻ thường bị nôn trớ, khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Ho có đờm

Ho có đờm ở trẻ thường là triệu chứng của bệnh viêm xoang hoặc viêm phế quản. Khi trẻ ho đờm thường đặc hoặc loãng. Ho nhiều khiến trẻ khó thở và nặng ngực.

Ho sù sụ

Ho sù sụ thường là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh xuất hiện do thay đổi thời tiết hoặc do virus. Trẻ thường ho nhiều về đêm, thở khò khè.

Trẻ bị ho, khi nào cần phải dùng thuốc?

Ho có nhiều nguyên nhân và tuỳ vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên thường khá dữ dội, ho nhiều khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Triệu trứng này do virus gây ra và có thể tự khỏi và không cần dùng kháng sinh. Mẹ có thể cho trẻ uống si rô hoặc các loại thuốc ho từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn…

Nếu ho kèm theo sốt thì uống thuốc hạ sốt và cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi. Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, liều lượng và cách dùng cần theo sự chỉ định của bác sỹ.

Ho do viêm phổi, viêm phế quản: Ho ít, không dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới ngay các cơ sở y tế.

Dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ho cần theo chỉ định của bác sỹ
Dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ho cần theo chỉ định của bác sỹ

Ho do trong cổ họng bé có dịch nhầy (đờm): Mẹ chỉ cần cho con sung nhóm chất có tác dụng long đờm. Khi uống trẻ vẫn ho bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng bởi ho để tống hết đờm ra ngoài.

Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng thuốc có hoạt chất carbocysteine cũng có tác dụng làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm.

Lưu ý rằng, khi trẻ bị ho có các biểu hiện như ăn uống kém, sốt không rõ nguyên nhân, nôn trớ, ngủ không ngon nên đưa trẻ đi khám ngay.

Ho ở trẻ nhỏ không đáng sợ như mẹ vẫn nghĩ. Hãy hiểu nguyên nhân gỗc rễ của tình trạng này để giúp con đẩy lùi cơn hơ nhanh chóng, hiệu quả nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc khác, mẹ vui lòng gửi câu hỏi vào hòm thư: https://m.me/SoMeVaBe hoặc liên hệ Hotline giải đáp trực tuyến: 08 8920 1098